This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.
Làng Nghề Nước Mắm – 3 phút
Nghề làm nước mắm đã gắn bó với người dân Phan Thiết từ những ngày đầu lập địa và cho đến ngày hôm nay nó vẫn được lưu giữ và phát triển. Khi đến cửa ngõ Phan Thiết, đặc biệt vào những ngày mùa bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, những thùng lều cao nghều trải dài… cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm.
Nước mắm Phan Thiết sóng sánh, thơm nức sẽ là món quà tuyệt vời mà bạn có thể mua về để tặng cho người thân hoặc bạn bè. Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có dịp được tham quan làng nghề làm nước mắm và xem những quy trình để cho ra sản phẩm chất lượng đến vậy.
Nguyên liệu chính làm nên nước mắm Phan Thiết là cá cơm. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Ngoài ra cũng có thể là một số loại cá có kích thước vừa và nhỏ khác.
Lý do để cá cơm được ưu tiên lựa chọn là vì loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn kết hợp với tay nghề của những người thợ chuyên nghiệp cho ra sản phẩm thơm ngon, đạt chuẩn.
Làm chượp: Là cá đã được trộn muối với công thức 3 cá 1 muối, trộn cá thật đều.
Vào chượp: Lần lượt bỏ chượp vào thạp chứa, xả nước vừa đủ. Sau khi hoàn tất phủ lên mặt chượp thêm một lớp muối.
Gài nén chượp: Dùng thanh giằng, đá giằng để gài nén làm cho cá ép thành một khối, rút ra nước bổi. Sau đó đổ nước bổi vào phủ mặt chượp nhưng không ngập mặt thạp, phòng trường hợp cá no hơi làm tràn nước. Trong 15 ngày đầu kéo rút liên tục để trao đổi nước bổi trong và ngoài nhằm làm tan muối đồng thời để nước bổi có độ mặn cần thiết.
Chàm soi chượp: Sau 15 ngày kéo rút, để chượp nguyên trạng, nước bổi thừa cho vào thạp chứa riêng không đậy nắp quá kín. Nhớ hạn chế tối đa sự xâm nhập của ruồi bọ, duy trì chượp ở tình trạng này đến 12 tháng.
Kéo rút: Trong 3 tháng đầu thỉnh thoảng nên kéo rút để tránh nước tràn, nhưng cũng tránh rút kiệt nước đến mức để trơ mặt chượp. Khi kéo rút cần kéo chảy vừa đến nhỏ, không để nước lã vươn vào chượp.
Hiện nay, tại Phan Thiết bạn có thể ghé đến các làng nghề Thanh Hải, Phú Hài, Đức Thắng và Hàm Tiến – Mũi Né để tham quan. Ngoài ra bảo tàng Làng Chài Xưa gần đó cũng là một bảo tàng tiện để ghé qua và chiêm ngưỡng văn hóa lâu đời của người dân miền đất nơi đây. Nước mắm Phan Thiết rất dễ nhận biết bởi màu vàng rơm, trong vắt, sánh, mùi thơm đặc trưng không thể lẫn với các loại nước mắm khác.
Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa
Địa chỉ: 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận
Giờ hoạt động: 09:00 – 18:00
Giá vé: 100,000 VND/ Người lớn, miễn phí trẻ dưới 6 tuổi
Chia sẻ trên: